Nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng của người cao tuổi
Căn bệnh dễ khiến trẻ tử vong nhưng mẹ không để ý
Loét lưng, suýt nhiễm trùng huyết vì giác hơi
Sụt 30 kg vì nhiễm trực khuẩn whitmore
Người già có nên ăn trầu?
Nhiễm trùng huyết là một trong những hội chứng lâm sàng nguy hiểm, có nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm nhập của vi khuẩn, ký sinh trùng vào máu.
Biểu hiện của bệnh là một loạt các triệu chứng như: Sốt, rét run, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở và ý thức. Đặc biệt là khi chúng giải phóng ra các loại độc tố sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn mà biểu hiện rõ nhất là tụt huyết áp, suy đa tạng, rối loạn hô hấp, rồi loạn tuần hoàn và ý thức nặng. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng vì vậy mà có những trường hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.
Mỗi năm có khoảng 1 triệu ca nhiễm trùng huyết ở Mỹ. 65% các trường hợp nhiễm trùng huyết xảy ra ở người cao tuổi. Đặc biệt những người trên 65 tuổi có nguy cơ nhiễm trùng huyết cao gấp 13 lần so với người trẻ.
65% các trường hợp nhiễm trùng huyết xảy ra ở người cao tuổi
Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết
Bệnh lý nhiễm trùng huyết được chẩn đoán xác định căn cứ vào các triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng. Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo nhiễm trùng huyết người cao tuổi cần biết:
Nhịp tim nhanh: Khi người già bị nhiễm trùng huyết, tim sẽ cố gắng bơm máu đi để có thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Hai cách mà cơ thể sử dụng để tăng lượng máu được bơm đi đó là tăng nhịp tim hoặc tim sẽ đập (co bóp) mạnh hơn. Nếu nhịp tim của người cao tuổi trên 90 lần/phút có thể là một dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết.
Nhiệt độ cơ thể bất thường: Sốt là dấu hiệu đầu tiên cũng là dấu hiệu quan trọng nhất của nhiễm trùng huyết ở người cao tuổi. Nhiễm trùng huyết xảy ra khi các độc tố từ các cơ quan bị nhiễm trùng đi vào dòng màu và gây viêm. Sốt là hậu quả quan trọng nhất của tình trạng nhiễm trùng hệ thống. Tuy sốt là dấu hiệu quan trọng nhất, nhưng các chất độc từ tình trạng nhiễm khuẩn huyết lại có thể gây ra tình trạng ngược lại. Trong một số trường hợp, đáp ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng lại là hạ thân nhiệt, mặc dù tình trạng này rất hiếm gặp.
Sốt là dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng huyết
Thở nhanh: Nếu nhịp thở của người già nhiều hơn 22 nhịp/phút thì có thể người đó đang bị nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết khiến người bệnh thở nhanh hơn vì 2 lý do. Thứ nhất, nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phổi (ví dụ như viêm phổi) thì lượng khí oxy bạn hít vào sẽ bị giảm đi. Nhưng nếu bạn không bị nhiễm trùng tại phổi, và nếu tình trạng nhiễm trùng tiến triển, thì cơ thể sẽ cần thêm khí oxy và tăng giải phóng khí CO2. Cơ thể sẽ đáp ứng với việc này bằng cách thở nhanh hơn và khiến bạn khó thở. Ngoài ra, khó thở cũng có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim.
Ngoài những dấu hiệu trên thì các triệu chứng như: Ớn lạnh, buồn ngủ hoặc không tỉnh táo, da tím tái cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng huyết.
Người già có thể bị thở nhanh do nhiễm trùng huyết
Khi tình trạng nhiễm trùng huyết nặng lên, người cao tuổi có thể bị sốc nhiễm trùng huyết. Người cao tuổi bị sốc nhiễm trùng huyết thường có thêm các triệu chứng sau:
+ Nhiễm khuẩn nặng, rối loạn chức năng các cơ quan.
+ Tụt huyết áp (HA tâm thu < 90 mmHg, HA trung bình < 70 mmHg, HA tâm thu giảm > 40 mmHg hoặc huyết áp giảm dưới 2 lần độ lệch chuẩn so với giá trị bình thường của lứa tuổi đó) và không hồi phục khi bù đủ dịch hoặc cần phải dùng thuốc vận mạch. Sốc nhiễm trùng huyết là tình trạng rất nguy hiểm, người cao tuổi bị sốc nhiễm trùng huyết có tỷ lệ tử vong từ 40 – 60%.
Bình luận của bạn